Keo Nha Cai 888: Trang Chủ

Keo Nha Cai 888
Wednesday, 17/07/2024 | 02:39
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Keo Nha Cai 888
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG Ở KEO NHA CAI 888 .


             Là một vùng đất cỗ, có núi Hồng Sông Lam bao bọc 3 phía, An Lạc - Khải Mông xưa - Keo Nha Cai 888 này có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng.
          Ngoài hệ thống đình làng, đền thờ các vị thần, các miếu , am, nền tế thần Nông, các nhà thờ họ ở Xuân An còn có hàng chục di tích lớn, nhỏ đủ các dạng như: Mỏm đá, Khe nước, Đầm, Mỏm núi, bãi rộng, gò đất… nằm rải rác trên núi, ven sông, trong làng xóm và ở đồng lúa, nương khoai. Tuy lớn nhỏ khác nhau, hình thù khác nhau, nhưng " bấy nhiêu di tích là những kỷ niệm thiêng liêng có ý nghĩa giáo dục. Từ hàng trăm hàng ngàn năm nay, những lùm cây cổ thụ, những thành lũy cổ kính, những tấm bia, những pho tượng bằng đất, gỗ đã bị nứt nẻ đó vẫn góp phần quan trọng vào sự bồi dưỡng  tinh thần yêu chuộng lý tưởng và ý chí hy sinh cho chính nghĩa của các thế hệ.
          Tiêu biểu cho các loại hình di tích lịch sử , văn hóa, yêu nước và cách mạng ở Keo Nha Cai 888 có các di tích sau.

          1. Cụm di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa và yêu nước, cách mạng Núi Cơm.
          a. Di chỉ khảo cổ học đồng thau và gốm thời đại văn hóa Đông Sơn, Núi Cơm.
          Di chỉ này nằm cạnh Núi Cơm, phía trước sân chùa Phong Phạn được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1960, bước đầu khảo sát, nghiên cứu tháng 10/1962.
          Từ hàng trăm hiện vật bằng đồng thau và gốm có niên đại 3000 năm thuộc văn hóa đồng thau Đông Sơn cho ta những nhận định khoa học.
          Với các loại công cụ sản xuất như lưỡi cuốc, lưỡi cày, rìu, mũi tên đồng và các nồi, nắp nồi, dọi xe chỉ bằng gốm chứng tỏ con người ở đây đã tụ cư thành xóm, làng, biết sản xuất nông gnhiệp trồng lúa nước, khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng và dệt vải, đời sống tự cung tự cấp, bước đầu có dư thừa  chút ít.
          Các xỉ đồng còn dính trên các mảnh vở của khuôn đúc các công cụ bằng đồng nói lên ở đây có nghề đúc đồng tại chỗ, chứ không phải hiện vật từ nơi khác sản xuất ra.
          Ngoài ra còn phát hiện ở di chỉ này chiếc khuyên tai bằng đá quắc đít là một loại đá không có ở Nghệ Tĩnh. Cũng tại di chỉ này còn tìm thấy chiếc khuyên tai hai đấu thú, có ba mấu. Đây là loại khuyên tai điển hình Văn hóa Sa Huỳnh của người Chăm ( Chiêm Thành) ở Nam Trung bộ. Điều đó nói lên cư dân ở vùng Núi Cơm - Kẻ Lau, Kẻ Lách  xa xưa đã có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng, miền, xa xôi khác, có mối tương đồng với văn hóa Chăm phía nam Đèo Ngang.

           b. Núi Cơm.

          Núi Cơm còn có tên là núi Phong Phạn - tên này do vua Lê Thánh Tông đặt cho núi vào cuối thế kỷ 15 khi nhà vua ngự thuyền bên bờ Sông Lam ở An Lạc lên vãn cảnh Núi Cơm.
          Núi cao 30m ( có sách nói cao 28m?)  có hình chóp  nón với diện tích đáy là 2.666m
2. Tuy nằm độc lập ven bờ Sông Lam đối diện với Núi Dũng quyết bên bờ bắc, song Núi Cơm là mạch của Núi Lách ăn ra tận bờ sông. Xa xưa núi có cây cối rậm rạp và nhiều muông thú như Khỉ, chồn, cáo và các loại rắn, chim sinh sống.
          Núi Cơm gắn liền với câu chuyện thần thoại đầy ý nghĩa nhân văn ăn sâu vào ký ức của người dân Xuân An. Tương truyền vào thời hồng hoang, có lần nước Sông Lam lên cao, hung giữ nhấn chìm làng mạc và mọi thứ bị  cuốn trôi ra biển. Để ngăn dòng nước tai họa ấy ông Đùng đã ra tay giúp đỡ  nhân dân Kẻ Lau, Kẻ Lách tả xung hữu đột. Vì bận rộn chống lũ ông Đùng để quên đùm cơm gói bên bờ Sông Lam, sáng hôm sau đùm cơm ấy mọc thành hòn núi nhỏ. Từ đó về sau dân làng gọi đỉnh núi  ấy là Núi Cơm để ghi tạc công sức của ông Đùng. Cuối thế kỷ 15 vua Lê Thánh Tông có lần đi thuyền trên Sông Lam, đến Kẻ Lách vua dừng thuyền dưới chân Núi Cơm lên vãn cảnh non nước kỳ thú. Nhà vua hay chữ ấy đã đặt tên Núi cơm là núi Phong Phạn.
          Trong suốt thời kỳ lịch sủ chống ngoại xâm của dân tộc núi Cơm đã chứng kiến biết bao sự tích anh hùng đánh giặc bảo vệ tổ quốc của nhân dân Xuân An nói riêng và Xứ Nghệ nói chung.  Ngày 01/5/1930 kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, chi bộ Nghi xuân đã tổ chức treo cờ Đảng trên đỉnh núi cơm. Ngọn cờ đỏ búa liềm thiêng liêng ấy tung bay bên bờ Sông Lam, dưới chân núi Hồng Lĩnh cỗ vũ hàng vạn người dân Xứ Nghệ hai bờ Sông Lam vùng dậy đấu tranh trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bọn cầm quyền ở Nghi Xuân bắt hào lý  xã An Lạc hạ cờ. Song chúng bất lực,  bọn lính Lê Dương ở  Vinh ( Nghệ an) sau hai ngày mới dám sang trèo lên núi Cơm hạ cờ.
          Suốt trong hai lần chống chiến tranh phá hoại, núi Cơm đã trở thành điểm bị đánh phá ác liệt. Đây cũng là pháo đài bất khuất của quân dân ta trong chống Mỹ cứu nước. Trên đỉnh núi là đài quan sát, trận địa 12 ly 7. Trong lòng núi được khoét sâu làm nơi chứa hàng hóa. Dưới chân núi là nơi dấu phà phao, là nơi bám trụ của cán bộ công nhân phà Bến Thủy anh hùng. Đặc biệt ngọn đèn hoa tiêu trên sườn núi ở phía bắc đã làm nhiệm vụ hoa tiêu cho hàng vạn chiếc xe vào ra phà Bến Thủy an toàn trong mưa bom bão đạn.

          c. Bến đò cổ Phong Phạn và cầu phao Bến thủy.

         Theo sử sách cũ để lại, từ xa xưa sát chân núi Cơm có một bến đò cổ với nhiều tên gọi: bến đò núi Cơm, bến Phong Phạn, bến Ngự, bến đò Bến Thủy, bến đò Da Lách… Bến này không chỉ là điểm vượt Sông Lam qua Nghệ An, vào Hà Tĩnh mà còn là nơi  dừng chân nghỉ ngơi cho hành khách bộ hành và thuyền bè ngược xuôi từ miền tây xứ Nghệ ra biển và từ cửa Hội Thống đi vào.
          Tương truyền trước đây các vua, chúa từ Lý, Trần, Lê qua Trịnh Nguyễn đã từng neo thuyền ở bến, lên bộ vãn cảnh non xanh nước biếc nên thơ ở vùng đất An Lạc nên nhân dân quen gọi là bến Ngự.
          Đầu thập kỷ 20 của của thế kỷ 20, khi con đường quốc lộ số 1 thông xe cơ giới, phà Bến Thủy ra đời song những con đò hai bờ Sông Lam vẫn hoạt động ngày đêm nối hai miền quê của đất Hoan Châu.
          Trong chống chiến tranh phá hoại phà Bến Thủy là điểm đánh phá tập trung, dai dẵng, ác liệt vào bậc nhất ở Quân Khu 4. Song bộ đội cao xạ, công binh, dân quân Xuân An, tự vệ phà Bến Thủy đã " Quyết tử cho bến phà liên tục thông suốt".
          Từ một bến phà phát triển thành 5 bến là cả một quá trình thi mưu, đấu trí của quân dân ta đối với mọi thủ đoạn đánh phá tàn bạo và quỷ quyệt của không quân và hải quân Mỹ.
          Cán bộ công nhân phà Bến Thủy vinh dự được tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang  nhân dân.
          Năm 1991 cầu sắt Bến Thủy khánh thành, đánh dấu mốc son mới cho ngành làm cầu của nước ta. Song mố cầu phao Bến thủy vẫn để lại ở 2 bờ Sông Lam. Đây là một chứng tích lịch sử oai hùng của công tác đảm bảo giao thông vận tải, chi viện cho cách mạng miền Nam của đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Nghệ Tĩnh nói chung và Xuân An nói riêng.
           d. Chùa Phong Phạn.

         Chùa này có lịch sử trên 2 thế kỷ và mang nhiều tên gọi: Chùa núi Cơm, chùa Kẻ Lau, chùa An Lạc, chùa Da lách, nhưng tên Phong Phạn  được dùng phổ biến hơn cả. Chùa nằm phía nam dưới chân núi Cơm, cạnh đường xuống đò Bến Thủy. Nhân dân từ lâu truyền lại sự tích ra đời của ngôi chùa là do ý nguyện của dân sở tại, đặc biệt là khách qua bến đò khi đợi ở bến ai cũng thắp hương trên mô đất cầu nguyện sự bình an. Từ đó ngôi chùa được xây cất và tu bổ ngày một khang trang. Các vị sư  lần lượt trụ trì đã để lại nhiều công đức cho nhân dân. Vào những năm từ 1920 về sau có vị sư già Thích Quảng Đức đến trụ trì đã có công chữa bệnh cho nhân dân bằng các bài thuốc rất công hiệu.
          Từ 1925 đến 1945 chùa Phong Phạn là điểm liên lạc, nơi ẩn náu, cất dấu tài liệu yêu nước  của hội Phục Việt, Đảng Tân Việt, Đảng cộng sản và Việt Minh ở Nghệ Tĩnh.
          Những năm 1965 - 1967 chùa Phong Phạn là nơi cất dấu hàng hóa, nơi nghỉ tạm của bộ đội, TNXP,công nhân chiến đấu bảo vệ bến phà, cầu phao. Tháng 6/1968 máy bay Mỹ đã dội bom đánh sập hoàn toàn chùa Phong Phạn và giết hại nhà sư Thích Quảng Mựu.
          Từ một phế tích, mấy năm gần đây với  lòng nhiệt tâm của phật tử và nhân dân thành phố Vinh và Keo Nha Cai 888 chùa Phong Phạn được xây dựng khang trang, trở thành một địa chỉ văn hóa có giá trị.
          Từ lâu, chùa Phong Phạn đã nổi tiếng, để lại dấu ấn trong thơ văn và lịch sử:Tiến sỹ Ngô Thì Nhậm ( 1746 - 1803) vị quân sư nổi tiếng  của vua Quang Trung đã ghi lại kỷ niệm khó quên trong lần lánh mưa ở chùa Phong Phạn.

" Trú mưa chùa Phong Phạn
Hong áo sải không về
Dường nhà chùa rộng lượng
Bếp đức phật từ bi
Non Hồng chín chín ngọn
Sông Lam chia ba chi
Ngựa xe đường đã thuộc
Chùa chiền cảnh mấy khi
Nửa ngày vui chuyện phiếm
Hiểu thêm đời thú ghê
Lên đường xin gửi lại
Thầy trúc lâm lời này".

          e. Cây Da Lách.

           Cho đến nay chưa ai phát hiện được cây Da Lách do ai trồng và trồng vào năm nào? Song các bậc cao niên ở Xuân An cho biết cây Da Lách có lịch sử từ mấy trăm năm trước.
          Cũng có người nói cây Da Lách có thể có trước chùa Phong Phạn và sau khi có bến đò Lách theo nhu cầu của người qua lại dừng chân trên bến đợi đò cần có cây cao bóng cả để nghỉ chân. Từ đó mới có cây Da Lách.
          Cách đây hơn 200 năm đại thi hào Nguyễn Du cuối thế kỷ 18 về ở ẩn ở Tiên Điền cũng đã từng lấy ngã ba Da Lách và cây Da Lách để làm điểm hẹn với các bậc tao nhân mặc khách.
                   

"… Ai đến tìm đường nhờ chỉ hộ
       Xóm đầu Hồng Lĩnh ấy nhà tôi".

          Trong những năm dài hoạt động yêu nước chống ách đo hộ của thực dân Pháp cây Da Lach sớm trở thành nơi liên lạc, nơi cất dáu tài liệu của nhiều thế hệ người xứ Nghệ, người Nghi Xuân. Trong chống Mỹ cứu nước  đã có biết bao đoàn quân và xe pháo nghỉ lại dưới tán cây Da Lách để chờ phà vượt Sông Lam.
          Cuối 1968 bom đạn giặc Mỹ đã đánh bật gốc cây Da Lách. Năm 1988 Đảng bộ và nhân dân Xuân An đã trồng lại cây Da Lách mới cạnh gốc cây Da cũ. 
Cây đa Gia Lách, Mố bờ nam cầu Phao Bến Thủy được công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, Quyết định 44/QĐ-UBND, ngày 09/01/2008.

          2. Núi Lần 

 Núi Lần là đỉnh đầu tiên (về phía Bắc) của dãy Hồng Lĩnh, thuộc nhóm núi Thiên Tượng, trước kia là vị trí chiến lược quân sự, nơi án ngự của chúa Nguyễn phía Bắc và chúa Trịnh ở phía Nam. Thời chống đế quốc Pháp và sau này là xâm lược Mỹ, núi Lần là căn cứ địa quốc phòng, trên núi có 5 hầm phòng thủ được xây dựng tiếp năm 1972. Dưới chân núi Lần có bãi Phôi Phối là dấu tích của người Việt cổ đầu tiên trên đất Nghi Xuân.

Núi Lần có độ cao gần 600 m so với mực nước biển, chiều dài 2.300 m theo đường chim bay. Nếu ví dãy Hồng Lĩnh là con chim Phượng Hoàng đang cất cánh bay thì núi Lần là chiếc cánh của con chim Phượng Hoàng đó. Đuôi chim nằm ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu chim Phượng Hoàng chính là núi Mào Gà, có hồ đập Xuân Hoa quanh năm đầy nước.

Núi Lần được xem là điểm tựa vững chắc (lưng tựa Lần sơn) cho người dân xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Với quan niệm từ xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay, các bậc cao niên kể lại rằng “Nếu gia đình nào có người mất, họ thường đến chôn cất dưới chân núi Lần, khi chôn đầu luôn hướng về núi Lần chân hướng ra biển, như vậy phần âm và phần dương sẽ thịnh vượng, con cháu được phù hộ độ trì”.

Đường lên núi Lần gập ghềnh hiểm trở nhưng thiên nhiên vô cùng quyến rũ. Khi tiết trời vào xuân núi Lần phô diễn vẻ đẹp độc đáo, những rừng thông xanh ngắt đang đâm chồi biếc, những thảm rừng tự nhiên đang khoác lên mình một màu áo mới, nhiều hang động nằm ẩn mình trong núi đá, tạo thành những điểm đến lý thú cho những ai ưa vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên.

 Núi Lần có đa dạng sinh học với nhiều động thực vật, nhiều cây thuốc quý được người dân bảo vệ. Khi đặt chân đến đỉnh núi Lần, du khách sẽ nhìn thấy toàn cảnh non nước, mây trời xứ Nghệ đẹp như bức tranh họa đồ. Trên núi có nhiều loài hoa rừng tự nhiên khoe sắc. Hoa ngũ sắc mọc tự nhiên dưới chân núi đẹp rực rỡ. Cánh hoa bung tỏa nhiều màu khiến ai cũng muốn ngắm nhìn. Đây vừa là cây hoa, vừa là thảo dược dùng làm thuốc cầm máu, chữa viêm xoang. Hoa ngũ sắc kết thành chùm trên đỉnh với nhiều màu sắc khác nhau, có lẽ vì thế mà nó có tên là ngũ sắc. Màu hoa ngũ sắc sẽ chuyển từ vàng sang cam, sau đó không lâu hoa sẽ dần đổi sang màu đỏ.

Hoa sim, hoa mua mọc khỏe khoắn trên núi Lần, bung tỏa màu tím thân thương rực cả một góc trời. Từng chùm hoa tim tím, e ấp, đung đưa trước gió.

Khí hậu Nghi Xuân khắc nghiệt với gió Lào bỏng rát nhưng những bụi sim vẫn rắn rỏi khoe sắc tím, gằn mình chống đỡ để thêm nét quyến rũ cho thiên nhiên núi rừng. Từ tháng 4 đến tháng 5, loài hoa của núi rừng này sinh sôi và phát triển tự nhiên, mang vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa gần gũi làm xao xuyến biết bao du khách khi đặt chân đến núi Lần. Ngắm hoa sim tím vừa khiến ta thêm bình yên, vừa nhẹ nhàng thư thái.

Núi Lần gắn bó mật thiết với người dân Nghi Xuân, là danh thắng kỳ vĩ của non nước Hồng Lam, là chứng tích lịch sử, ghi nhận những chiến công hiển hách của quân dân Nghi Xuân trong suốt chiều dài lịch sử.

          3, Đền thờ và Lăng mộ Danh nhân Trần Bảo Tín.

        Trần Bảo Tín là người Khải Mông, nay là xóm An Hồng xã Xuân An, huyện Nghi Xuân. Năm Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511), đời Lê Tương Dực, Trần Bảo Tín đỗ đệ nhất giáp cập đệ, đệ nhị danh. Ông làm quan đến chức lại bộ tạ thị lang.

Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê (1527), một số danh nhân khoa bảng, quan lại nặng lòng với nhà Lê, “Tôi trung không thờ hai chúa” đã chống lại hoặc không hợp tác với nhà Mạc. Trần Bảo Tín là một trong số những người đó. Ông đã cùng con gái là liệt nữ Trần Thị - đã là phi của Lê Tương Dực, lên xây dựng thành lũy, chiêu binh lập trại, khai khẩn đất hoang và tổ chức dạy học ở núi Cù Sơn thuộc dãy Hồng Lĩnh. Dân làng Khải Mông đã cùng ông kê đá làm tường, núi Cù Sơn trở thành một hậu cứ sẵn sàng chống lại nhà Mạc. Về việc này sách Nghi Xuân địa chí chép: “Vườn quan Bảng trên núi Lần, xã Khải Mông, tên ông là Bảo Tín, người làng đó, lánh nhà Mạc về ẩn tại núi này. Nay di chỉ đang còn những viên đá tảng để lại dấu vết còn có thể thấy được”.

Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay ở trang trại của ông trên núi Cù Sơn. Đền thờ Trần Bảo Tín ở giữa một vùng núi non, cây cối. Theo truyền ngôn thì quy mô đền tuy không lớn nhưng có đủ điện thờ, tắc môn, tam quan, ngựa chầu, hổ phục và rất nhiều đồ tế khí. Hàng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội vào thàng 6 (âm lịch). Sách Nghi Xuân địa chí chép: “Hàng năm, dân làng mỗi lần tế lễ, trước tiên làm lễ cáo tế ở đây (ở đền trên núi Cù Sơn), sau đó mới tế ở trong làng. Dân gian xưa nay vẫn cho rằng đền thờ này rất thiêng. Trần Bảo Tín thường ứng nghiệm về giúp dân làng, trị kẻ ác nên dân làng đã tôn ông làm thánh - Đức Thánh Bảng. Ông cũng đã được thờ làm Thành Hoàng của làng Khải Mông. Thời Lê Trung Hưng đã có sắc phong phúc thần cho ông. “Bảng quốc trung trinh lại bộ thượng thư Trần tướng công, hiệu Cù Sơn tiên anh lịch phong - Mỹ tự đại vương gia tăng trác vị - Thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Hiệu bụt của Trần Bảo Tín: Bảo Quốc trung trinh đại phu lại bộ thượng thư Trần tướng công, tự Cù tiên sinh, linh thông cương nghị chính trực trung nghĩa, minh triết mưu đa, anh thông thùy khánh. Dục vận hưng binh, tế thế đại vương, gia tăng tuấn mại cương trung. Dực bảo trung hưng trác vị thượng đẳng tôn thần.

Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lại ở trên núi cao, chiến tranh liên miên, điều kiện đảm bảo chăm sóc khó khăn, nên về sau, đền đã hư hỏng nặng, chỉ còn sót lại vài bức tường xây. Tại lăng mộ còn ghi:

Cù Đơn sơn hữu nhất huyệt

                   Tiền vị Lam Giang vi án

Hậu hữu Nga Mi vi chẩn

Long hổ hữu tinh

Quần sơn vọng bài

 

 Cụ Phan Sỹ Tiến dịch nghĩa:

Núi Cù Sơn còn một huyệt

Trước lấy sông Lam án ngự

Sau lấy Nga Mi làm tựa

Rồng hổ hữu tình

Núi non bái vọng.

Năm 1999, được sự giúp đỡ của đơn vị Tiểu đoàn đắc công 31 bộ tham mưu Quân khu 4, dân làng Khải Mông đã sửa được ngôi đền và từ đó đến nay đang từng bước khôi phục, tôn tạo lại. Hiện tại đã mở lối lên đền và xây lại được một am nhỏ trên nền cũ. Hằng năm vào ngày giỗ ông 25 tháng 10 âm lịch, kể cả các ngày lễ, Tết khác, có khá đông người lên cúng lễ. Với nội dung lịch sử và các yếu tố văn hóa tâm linh, địa thế và phong cảnh đẹp, nếu được đầu tư tôn tạo, đền thờ Trần Bảo Tín sẽ là một địa chỉ văn hóa - du lịch hấp dẫn.

Đền thờ Bảng nhãn Trần Bảo Tín được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 09/01/2008.

       4, Chùa Thanh Lương.

       Thanh Lương là một ngôi chùa cổ có từ thời Lý, khi hoàng tử Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của Lý Thái Tổ vào trấn giữ Hoan Châu, lập đồn binh ở đồi Quy Cương thuộc làng Ao Cầu. Ngôi chùa được xây trên một khu đất cao ráo, rộng khoảng 2 ha thuộc làng Khải Mông (tên làng này cũng được nhà vua đặt cho), từ đó có ý mở mang, nay là khối 11, 12 Keo Nha Cai 888. Nơi đây phong cảnh hữu tình, giao thông thuận tiện, phía Nam là con đường liên hương nay là quốc lộ 8B. Phía Bắc có dòng sông Lam. Bên kia bờ sông Lam là doi Cồn Mộc còn tiềm ẩn nhiều dấu tích nhất là thời Quang Trung, “Cồn Mộc bình sa” là một trong bát cảnh của Nghi Xuân.

Chùa mang 2 tên: Ngoài cổng đề “Thanh Lương Tự”; phía trong, trước đây có biểu đề “Quốc Linh Tự”.

Chùa có 2 tòa, tòa thượng dành khi vua về Hoan Châu làm lễ. Tòa hạ dành cho các bá quan văn, võ cùng với Nhân dân hướng lên Tam Bảo khai kinh.

Nội dung khai kinh của nhà vua là:

“Phổ dụ chúng sinh hoàng dương ư chánh pháp

Trừ thập ác, dành thập thiện, hướng tòa sen”.

Đồng thời phổ dụ khuyến cáo lòng yêu nước của chúng sinh.

Truyền ngôn: Sau khi khai kinh lần đầu ở chùa Thanh Lương, nhà vua xa giá lên núi Hồng Lĩnh theo đường Thiên Lộc và gợi ý xây dựng chùa Hương Tích.

Về kinh, vua lần lượt cử các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, sa môn đến trụ trì hầu kinh ở chùa, 3 vị hòa thượng sống trên 100 tuổi. Có vị đại thọ 107 tuổi, tiếc là nay không còn lưu lại pháp danh. Nay ở chùa vẫn còn 3 am lớn. Còn 4 vị Đại đức đều có lăng mộ nhỏ xây bằng gạch, 7 sa môn và người phục vụ có 7 phần mộ bằng đất.

Mỗi khi có 1 vị hòa thượng nhập diệt, nhà vua liền phái người về thay thế.

Chùa có nhiều bản gỗ khắc kinh pháp, tiếc là nay không còn.

Chùa đã được bảo toàn và tu sửa qua các triều đại phong kiến từ Lý đến Nguyễn. Sau Cách mạng tháng Tám vẫn có nhà sư Nguyễn Văn Thành danh là Tam Văn trụ trì.

Trong thờ kỳ chống thực dân Pháp, sau Cách mạng tháng Tám (1946 - 1954) chùa trở thành trung tâm lớn được hợp tự từ các chùa Long Khánh (Tiên Cầu), Văn Giác (Tả Ao), chùa Tháp (đền Huyện), chùa Ngọ (Ngọc Lam), có đến hàng trăm pho tượng, trong đó có pho tượng thạch nhũ lớn, mỗi pho nặng trên 50 kg từ Ấn Độ mang sang, nơi khắc dấu nay vẫn còn. Chiếc chuông đồng có lẫn vàng nặng 120 kg, xã đã đem ra hiến trong tuần lễ vàng (1946), (có tin chiếc chuông này còn ở Pari).

Trước cách mạng, chùa là nơi liên hệ hội họp của các chiến sĩ cách mạng. Nhà sư Nguyễn Văn Thành là một cán bộ trong UBMT Liên Việt xã An Giang.

Trong thời kỳ chống xâm lược Mỹ, chùa gần doanh trại K43, chùa bị chiến tranh tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, không còn các nhà sư trụ trì. Chùa trở thành phế tích.

Sau ngày thống nhất đất nước, một số tín đồ phật giáo và Nhân dân ngỏ ý khôi phục lại chùa.

Tình cờ, tháng 6/1994 một số người đi tìm đồ cổ, đào đúng giếng chùa cũ bị lấp lấy lên được 3 pho tượng Ấn Độ. Một số tín đồ và quần chúng địa phương xin chính quyền xã và mặt trận các cấp khôi phục. Sau đó nhà sư Diệu Niệm trụ trì ở chùa Cần Linh thuộc thành phố Vinh cũng ngỏ ý can thiệp phục hồi.

Ngày 17 tháng 2 năm 1996 tức ngày 8 tháng Giêng năm Bính Tý, với vốn tiền và hiện vật công đức cúng dường của một số tín đồ và các nhà hảo tâm, trị giá 30.000.000đ, chùa được tiến hành phục hồi.

Hiện nay cơ ngơi ngôi chùa còn khiêm tốn, nhưng cũng đã có cảnh quan khá đẹp. Chùa có 2 điện nhỏ: Thượng điện thờ 3 pho tượng và chân dung phật ngọc Hồ Chí Minh, còn có thêm 9 pho tượng mới do các phật tử cúng công đức gồm: Tượng Ðức Thích Ca, tượng Quan thế âm Bồ tát, tượng Ðịa tạng vương, tượng Dược sư lưu ly.

Ngoài ra còn có thêm nhà tăng, 1 gian bếp nhỏ, 1 giếng khơi. Vườn chùa có tháp Quan âm, cổng Tam bảo, bàn chúng sinh.

Các am, mộ đã được tôn tạo lại. Khuôn viên đựơc quy hoạch và trồng thêm nhiều cây xanh.

Chùa Thanh Lương là một di tích có niên đại tạo lập khá sớm, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa phong phú và quý hiếm, trong đó có những tư liệu về giao lưu văn hóa. Hàng năm ngoài việc tổ chức các ngày lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Hoa Đăng,... thì chùa Thanh Lương còn tổ chức khóa tu an lạc; tư vấn mùa thi cho thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh, nhằm giáo dục đạo đức, hướng thiện cho các em. Hiện nay, chùa Thanh Lương trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân, phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật của du khách, góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh của huyện Nghi Xuân.

 


Tác giả: Duy Anh
Nguồn:Lịch sử Đảng bộ Keo Nha Cai 888; Nghi Xuân- di tích và danh thắng Sao chép liên kết

Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online : 9
Tất cả : 5.457

Sự kiện Sự kiện