CHỈ THỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
CHỈ THỊ CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện “Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn tỉnh đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; chỉ đạo kịp thời của Tổ Công tác Đề án 06 các cấp; phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, địa phương, bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng: Hạ tầng, ứng dụng và nền tảng tích hợp, chia sẻ cơ bản đáp ứng việc kết nối, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hệ thống trang thiết bị, nhân lực tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu về số hóa, kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu dân cư tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dịch vụ công trực tuyến, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Lực lượng Công an đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện để xây dựng dữ liệu về dân cư gắn với đẩy mạnh thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử. Toàn tỉnh đã hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân, tạo nền tảng quan trọng cho việc triển khai Đề án 06 nói riêng, phục vụ quá trình chuyển đổi số nói chung giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo. Tuy vậy, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng trong triển khai Đề án của một bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân còn hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin. Dữ liệu chuyên ngành chưa đầy đủ, còn phân tán. Nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, nhất là nhân lực chất lượng cao còn thiếu; trình độ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mới chỉ tập trung về số lượng, chưa thực sự quan tâm về chất lượng; số lượng tài khoản định danh điện tử được kích hoạt và tỷ lệ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng dịch vụ công còn thấp. Những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do cấp ủy, người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06, chưa gương mẫu đi đầu trong thực hiện Đề án; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, sâu sát, thiếu quyết liệt, chưa chủ động tìm giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ; một số bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Đề án chưa thực sự trách nhiệm trong công việc được giao. Trang thiết bị phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hạ tầng, nguồn kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu. Khả năng, điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin của đại bộ phận người dân còn hạn chế; điều kiện về nguồn lực thiết bị số trong Nhân dân (điện thoại thông minh, máy tính nối mạng...) để góp phần triển khai các nhiệm vụ của Đề án và thực hiện các tiện ích còn nhiều khó khăn. Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 06 Ngày 29 tháng 5 năm 2023 Tỉnh uỷ Hà Tĩnh ban hành chỉ thị của tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện “Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Keo Nha Cai 888
gửi nội dung Chỉ thị để toàn thể Cán bộ, Đảng Viên và Nhân dân biết thực hiện!
Nội dung Chỉ thị (Xem tại đây)
Tác giả bài viết: Duy Anh